Archive

Category Archives for "Đạo Đời"

Từ – Bi – Hỷ – Xả

Từ Bi Hỷ Xả hay còn gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Tu tập theo phép này thì mình trở nên một nguồn suối mát đem lại sinh lực và niềm vui cho tất cả vũ trụ. Nếu ai chưa hiểu ý nghĩa của 4 chữ này. Bạn có thể đọc lại đoạn hội thoại ngắn dưới đây của Đức Phật với con trai mình là Rahula (La Hầu La). (Trích trong Đường Xưa Mây Trắng của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh).

Rahula, con hãy tu tập lòng Từ để đối trị giận hờn. Lòng Từ là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách đem lại niềm vui cho kẻ khác. Từ là thứ tình thương không có điều kiện và không chờ đợi sự đền trả.

Con hãy tu tập lòng Bi để đối trị tàn ác. Lòng Bi là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách làm vơi đi sự khổ đau nơi người khác. Bi cũng là thứ tình thương không có điều kiện và cũng không chờ đợi sự đền trả.

Con lại phải tu tập lòng Hỷ để đối trị ganh ghét. Lòng Hỷ là lòng vui phát sinh từ khả năng vui theo cái vui của người khác và niềm ước ao làm sao cho kẻ khác được an vui. Mong cho kẻ khác được thành công và hạnh phúc.

Con lại nên tu tập lòng Xả để đối trị kỳ thị và vướng mắc. Lòng Xả là tâm niệm thanh thoát và cởi mở đạt được do sự nhận thức về tính cách tương quan bình đẳng giữa mọi loài; cái nầy như thế nầy vì cái kia như thế kia, mình và người không phải là hai thực thể riêng biệt, không nên ghét bỏ cái này để đi

đọc thêm chị tiết tại bài viết

Giới Định Tuệ. Thân và Tâm.

Cùng học, hiểu rõ về Giới Định Tuệ trong giáo lý của Đức Phật. Qua những trích đoạn rất hay từ cuốn sách “Đường Xưa Mây Trắng” Của Thiền Sư “Thích Nhất Hạnh”.

Ngoài ra, Mình cũng có trích dẫn thêm một chút về chủ đề Thân và Tâm. Chúc các bạn học Pháp hạnh phúc. Thân mến!

Đan xen vào các trích dẫn mình có chú thích/giải thích thêm để cho các bạn dễ hiểu hơn khi học. 

Bụt (Phật) bắt đầu dạy đạo giải thoát. Người nói đến nguyên tắc tam học là giới định tuệ. Có giới thì có định, có định thì có tuệ, có tuệ thì giới thể vững vàng. Giới thể càng vững thì định lực càng lớn, định lực càng lớn thì tuệ giác càng sâu. Người nói đến phép quán duyên sinh để phát trừ những kiến chấp về thường, về ngã, để cắt đứt những sợi dây tham ái, hờn giận, si mê, để đạt tới giải thoát và an lạc.

Giới (Giới Luật) là những nguyên tắc sống cho an lạc (Loại bỏ dục vọng, hành động sai trái…). Có sống theo các nguyên tắc này, ta mới thực hiện được định. (giới còn được hiểu là sự kiểm soát bản thân theo con đường chính đạo, một người tu đạo thành công là khi thực hiện được giới luật một cách vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc bằng sự hiểu biết chứ không phải bằng sự gò ép, khổ hạnh, bất mãn, không thoải mái…). 

Phải có giới luật để giúp mình an trú trong chánh niệm (tức là an trú trong hiện tại, không bị lạc về quá khứ hay vị lai). Giới tức là cách thức sống để thực hiện từ bi và trí tuệ. Bản chất đọc thêm chị tiết tại bài viết